Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu 

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp ngăn chặn các vấn đề pháp lý. Các cá nhân, tổ chức được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu 

Pháp luật về nhãn hiệu phải chịu thách thức hơn trước đây bởi ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Vậy hiện tại làm thế nào để bảo hộ nhãn hiệu và pháp luật quy định gì về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Mỗi một sản phẩm hay dịch vụ đều được gán trên mình một thương hiệu cụ thể. Nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Đó chính là nhãn hiệu. Hiểu theo thuật ngữ chuyên ngành “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng được hai điều kiện như sau:

  • Dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được. Dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên. Dấu hiệu được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
  • Dấu hiệu đó có khả năng giúp người nhìn phân biệt được hàng hoá, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Vì sao cá nhân và tổ chức phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? 

  • Nhãn hiệu là dấu hiệu quan trọng để khách hàng nhận diện được sản phẩm của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức hoặc cá nhân khi xây dựng nhãn hiệu mà không đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý. Như nhãn hiệu đã bị trùng hoặc bị đơn vị khác giả mạo nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp ngăn chặn các vấn đề pháp lý. Các cá nhân, tổ chức được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa như thế nào? 

Bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa và lợi ích như sau:

Một cá nhân hoặc một tổ chức đã tốn nhiều công sức, tiền bạc để tạo ra đối tượng sở hữu nhưng lại bị người khác chiếm đoạt hoặc đăng ký bảo hộ trước thì sẽ không được pháp luật bảo vệ. Do cá nhân hoặc doanh nghiệp không đăng ký quyền cho đối tượng đó.

Nhãn hiệu là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau. Và chỉ ra ai là người sở hữu, ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Theo luật định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không cho phép đăng ký bảo hộ. Nếu nhãn hiệu đó có thể gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tránh được  việc đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Nếu có doanh nghiệp nào đó vẫn kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn. Thì có thể khởi kiện và yêu cầu bồi thường.

Ý nghĩa của việc đăng ký và bảo hộ bản quyền

Ý nghĩa của việc đăng ký và bảo hộ bản quyền 

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất đó là việc doanh nghiệp có được thương hiệu của riêng mình. Việc đăng ký bảo hộ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng. Doanh nghiệp có thể dựa pháp lý để bảo vệ quyền lợi trước những hành vi sử dụng nhãn hiệu.

Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ. Chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay để xây dựng thương hiệu bền vững.

Ý nghĩa đối với chủ sở hữu

  • Để chủ sở hữu yên tâm đầu tư.
  • Yên tâm sản xuất, kinh doanh (bảo đảm sự an toàn cho Nhãn hiệu hàng hóa)
  • Có thể độc quyền sản xuất kinh doanh sản phẩm có nhãn hiệu của mình. 
  • Có vị thế và chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ.

Đối với người tiêu dùng

  • Đảm bảo sản phẩm chính hãng. 
  • Tăng độ tin cậy. 

Ý nghĩa đối với xã hội và cộng đồng 

  • Có được thông tin pháp lý rõ ràng, dễ quản lý. 
  • Đa dạng hóa các loại mặt hàng. 
  • Tạo điều kiện để môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh. 

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu 

Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, được bổ sung năm 2009 quy định về nhãn hiệu như sau: 

“Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và  cá nhân khác nhau”.

Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, được bổ sung năm 2009 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:

+ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân mà không phải là thành viên của tổ chức đó.

+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức và cá nhân khác sử dụng. Trên hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó. Để chứng nhận đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, cách thức cung cấp dịch vụ, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Nhãn hiệu liên kết là do một chủ thể đăng ký. Có thể trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc có liên quan.

+ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Những điều kiện chung để được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu:

Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu được nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Đồng thời có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác.

Vậy có thể nói, theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì sẽ không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi vị. Vì không thể nhìn thấy, ngay cả khi âm thanh, mùi vị đó có khả năng phân biệt rất cao.

Đối với nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu thông thường cũng phải nhìn thấy được, và phải có khả năng phân biệt.

Căn cứ vào Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu có các dấu hiệu sau sẽ không được pháp luật bảo hộ:

+ Dấu hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh quốc kỳ, quốc huy của các nước.

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với cờ, huy hiệu, tên viết tắt,  tổ chức chính trị, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, mà không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự có thể gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh. Tên của anh hùng dân tộc, hình ảnh của lãnh tụ, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu chứng nhận. Và dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng. Không bao gồm trường hợp tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

+ Dấu hiệu làm hiểu sai, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ. Về tính năng, chất lượng, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng thì không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định ở Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

+ Số lượng người tiêu dùng có liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ có mang nhãn hiệu đã được lưu hành. 

+ Doanh số từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ có mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. 

+ Thời gian nhãn hiệu được phép sử dụng liên tục. 

+ Độ uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. 

+ Số lượng những quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu. 

+ Số lượng các quốc gia đồng ý công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng. 

+ Giá chuyển nhượng,  giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu, giá chuyển giao quyền sử dụng,.

Điều kiện về tính độc đáo

+ Một nhãn hiệu hàng hóa, để thể hiện chức năng của nó, phải có tính độc đáo. Một nhãn hiệu không độc đáo không thể giúp người tiêu dùng nhận ra hàng hóa họ muốn tìm. 

+ Việc xem xét một nhãn hiệu có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng. Hoặc ít nhất là những người mà dấu hiệu nhắm tới. Một dấu hiệu được coi là độc đáo là khi dấu hiệu này được những người tiêu dùng nhận ra. Như dấu hiệu nhận rằng nguồn gốc xuất phát từ một cơ sở kinh doanh nhất định.

 + Tính độc đáo của một dấu hiệu không mang tính tuyệt đối và bất biến. Phụ thuộc vào người sử dụng hoặc bên thứ ba. Tính độc đáo có xây dựng và phát triển hay thậm chí bị đánh mất. Hoàn cảnh (có thể quá trình hoặc có cường độ và rộng khắp) của việc sử dụng dấu hiệu được xét đến khi cơ quan đăng ký cho rằng dấu hiệu thiếu tính độc đáo cần thiết. Nghĩa là sẽ được coi như không có tính độc đáo.

 

Bài viết trên đã đem lại những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề bảo hộ nhãn hiệu.

Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline: 0379.374.745  để được tư vấn Miễn phí và báo giá chi tiết nhất!
Trân trọng ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Hotline: 0965.430.899